10 điều nên làm và 10 việc cần tránh để cả mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh

Bà bầu nên làm gì, tránh làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh?

Thừa cân, béo phì ảnh hưởng đến khả năng mang thai như thế nào?

Làm sao để giảm ợ nóng khi mang thai?

Ăn chay khi mang thai: Ăn sao cho khỏe mẹ khỏe con?

17 dấu hiệu mang thai sớm, trước khi chậm kinh

Những việc cần làm khi mang thai 

1. Uống nhiều nước 

Khi mang thai, bạn sẽ dễ bị mất nước hơn. Uống 8 - 10 ly nước mỗi ngày là điều rất cần thiết. Khi bạn đi tiểu, nếu nước tiểu có màu vàng đậm, chứng tỏ bạn đang bị thiếu nước. Uống đủ nước không chỉ ngăn ngừa mất nước mà còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

2. Bổ sung acid folic 

Acid folic là dưỡng chất cực kỳ quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Nó giúp ngăn ngừa các khuyết tật liên quan đến thần kinh và trí não.

3. Ăn uống đầy đủ, tập thể dục thường xuyên 

Phụ nữ mang thai có thể dễ dàng bị cám dỗ với nhiều loại thực phẩm để thỏa mãn cơn thèm. Nhưng, nếu bạn không muốn bị tăng cân quá mức và gặp rắc rối khi sinh em bé, bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng để kích thích sự trao đổi chất. 

Bà bầu nên có chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý

4. Tập Kegel 

Kegel là bài tập tăng cường cơ sàn chậu, giúp kiểm soát đi tiểu và rất cần thiết cho quá trình sinh nở. Nếu cơ sàn chậu của bạn không đủ sức chịu đựng áp lực, có thể khiến bạn đau đớn vô cùng. Tập Kegel không chỉ giúp bạn sinh con dễ dàng hơn mà còn giúp phục hồi nhanh hơn. 

5. Đi du lịch cần lên kế hoạch kỹ 

Khi chuẩn bị đi du lịch, bạn nên chuẩn bị thuốc và những thiết bị cần thiết. Bạn cũng nên chọn một phương thức vận chuyển an toàn. 

6. Kiểm tra lịch sử y tế của gia đình 

Gene của chồng, của cả gia đình có thể giúp xác định con bạn sẽ trông như thế nào hoặc bất kỳ đặc điểm hoặc biến chứng nào có thể có. Bạn nên thông báo cho bác sỹ về căn bệnh nào đó của các thành viên trong gia đình, bởi biết đâu nó sẽ được di truyền cho trẻ. Thông báo cho bác sỹ để có biện pháp phòng ngừa và xét nghiệm nếu thấy cần thiết. 

7. Có những giấc ngủ ngắn trong ngày

Mang thai có thể khiến bạn kiệt sức. Hãy tranh thủ ngủ những giấc ngắn để phục hồi năng lượng. 

8. Hãy thư giãn 

Hormone thay đổi khi mang thai sẽ dẫn đến thay đổi tâm trạng không ngừng. Bạn có thể bật khóc vì lý do nhỏ nhất hoặc thấy căng thẳng. Hãy áp dụng một vài thói quen để bình tĩnh và thư giãn, như ngồi thiền và tập yoga. 

9. Trò chuyện với bé 

Bé có thể cảm nhận thấy bạn và hiểu những gì bạn cảm thấy. Vì vậy, hãy dành thời gian nói chuyện với bé, hát cho bé nghe để bé quen với âm thanh giọng nói của bạn. 

10. Hãy làm cho thai kỳ của bạn thật đáng nhớ 

Hãy viết nhật ký hoặc chụp ảnh bụng của bạn mỗi ngày. Viết những gì bạn đã làm mỗi ngày, những gì bạn cảm thấy. 

Những điều không nên làm khi mang thai 

1. Ăn thịt và thực phẩm sống 

Thịt và thực phẩm sống có chứa vi khuẩn có thể gây bệnh hoặc nhiễm trùng. 

2. Uống nhiều đồ uống có chứa caffeine

Caffeine không chỉ làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ mà còn làm tăng nhịp tim, dẫn đến tăng huyết áp. Tiêu thụ caffeine quá mức có thể truyền cho thai nhi, khiến trẻ dễ bị bệnh đái tháo đường. 

3. Đi giày cao gót 

Cơ thể và cấu trúc xương của bạn đã trải qua những thay đổi nghiêm trọng. Đi giày cao gót có thể gây áp lực, khiến bạn khó chịu, dễ bị vấp ngã.

4. Nuôi mèo 

Phân mèo có thể chứa ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm được gọi là  toxoplasmosis. Nếu bạn vẫn muốn nuôi mèo, khi vệ sinh cho mèo cần đi găng tay và nhớ khử trùng tay đúng cách. 

5. Nghe theo những lời khuyên trái ngược 

Người thân, sách báo, tạp chí, bác sỹ, internet... có thể khuyên bạn rất nhiều điều. Những lời khuyên có thể mâu thuẫn nhau. Bạn nên trao đổi với bác sỹ và đưa ra ý kiến của mình. 

6. Bổ sung vitamin A

Bạn không nên tự ý bổ sung vitamin A, trừ khi bác sỹ khuyên. Dư thừa vitamin A có thể gây khuyết tật bẩm sinh ở trẻ. 

7. Dùng thiết bị điện tử thường xuyên 

Nếu bạn thường xuyên bị bao quanh bởi các thiết bị liên lạc phát ra bức xạ cao, có thể thai nhi sẽ bị ảnh hưởng xấu. 

8. Có quan hệ tình dục không an toàn 

Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể ảnh hưởng đến thai nhi, gây ra những biến chứng sau khi sinh. 

9. Dùng thuốc giảm đau hoặc hạ sốt 

Bà bầu đừng nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào. Nếu bị ốm, hãy đi khám và hỏi ý kiến bác sỹ. 

10. Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài 

Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, vì nó sẽ gây khó chịu ở mắt cá chân và tĩnh mạch. Đứng lên đi lại thường xuyên sẽ giúp ích cho bạn. 

Vân Anh H+ (Theo parenting.firstcry)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa